Trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010

Câu 19: Khái niệm, đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước CNXH?

a)Khái niệm “Nhà nước xã hội chủ nghĩa”
Nhà nước XHCN là tổ chức mà thông qua đó, dảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối vơi toàn xã hội, là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của CNXH, đó là một nhà nước kiểu mới, thay thế nhà nước tư sản nhờ kết quả của cuộc CMXHCN, là hình thức chuyên chính vô sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
b) Đặc trưng của nhà nước XHCN
Khác với các hình thức nhà nước đã từng có trong lịch sử, nhà nước XHCN là một kiểu nhà nước đặc biệt .Đó là kiểu nhà nước có những đặc trưng cơ bản sau:
Một là nhà nước XHCN là công cụ cơ bản để thực hiện quyền lực của nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.
Hai là nhà nước XHCN có đặc trưng về nguyên tắc khác hẳn với nhà nước tư sản.Cũng là một công cụ chuyên chính giai cấp, nhưng vì lợi ích của tất cả những người lao động tức là tuyệt đại đa số nhân dân, nhà nước chuyên chính vô snả thực hiện sự trấn áp những kẻ chống đối, phá hoại sự nghiệp cách mạng XHCN.
Ba là: trong khi nhấn mạnh sự cần thiết của bạo lực và trấn áp, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac vẫn xem mặt tổ chức, xây dựng là đặc trưng cơ bản của nhà nước XHCN, của chuyên chính vô sản.LêNin cho rằng chuyên chính vô sản không phaỉ là chỉ bạo lực mà mặt cơ bản của nó là tổ chức , xâu dựng toàn diện xã hội mới –xã hội xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản.
Bốn là : Nhà nước XHCN nằm trong nền dân chủ XHCN và theo LêNin con đường vận động phát triển của nó là:Ngày càng hoàn thiện các hình thức đại diện nhân dân, mở rộng dân chủ nhằm lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Năm là nhà nước XHCN là kiểu nhà nước xã hội đặc biệt “nhà nước không còn nguyên nghĩa” là “nửa nhà nước”. Sau khi những cơ sở kinh tế xã hội cho sự tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước cũng không còn, nhà nước” tự tiêu vong” đây cũng là một đặc trưng nối bật của nhà nước vô sản.
c) Chức năng và nhiệm vụ của nhà nước XHCN
*) Chức năng của nhà nước cơ bản đó cho thấy chức năng , nhiệm vụ của nhà nước XHCN biểu hiện tập chung ở việc quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực bằng pháp luật.
Chức năng của nhà nước XHCN được thực hịên bằng cả tổ chức có hiệu quả công việc xây dựng toàn diện xã hội mới, cả bằng việc sử dụng những công cụ bạo lực để đập tan phản kháng của kẻ thù chống lại sự nghiệp xây dựng XHCN, bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước, giữ vững an ninh xã hội.
Bạo lực trấn áp là cái vốn có của nhà nước do đó bạo lực trấn áp cũng là cái vốn có của nhà nước XHCN.Tuy nhiên các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac LêNin đều cho rằng với bản chất của nhà nước vô sản thì việc tổ chức, xây dựng mang tính sáng tạo nhằm cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới XHCN và cộng sản là chức năng căn bản , chủ yếu của nhà nước XHCN.
*) Nhiệm vụ chính của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Quản lý kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế, cải thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, quản lý văn hoá xã hội, xây dựng nền văn hoá XHCN, thực hiện giáo dục đào tạo con người phát triển toàn diện, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.Ngoài ra nhà nước XHCN còn có chức năng nhiệm vụ đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị , bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì sự phát triển và tiến bộ xã hội đối với nhân dân các nước trên thế giới.
- Đối với lĩnh vực kinh tế: Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà nước vô sản là phải nhanh chóng phát triển mạnh số lượng sản phẩm, củng cố kỷ luật lao động mới và nâng cao năng xuất lao động.
- Đối với lĩnh vực xã hội, nhà nước XHCN phải xây dựng được quan hệ xã hội mới, hình thành những tổ chức lao động mới, tập hợp được đông đảo những người lao động có khả năng vận duịng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện từng bước cải tại những người tiểu dản xuất hàng hoá thông qua những tổ chức thích hợp.

Câu 18: Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.

a) Những nội dung cơ bản của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.
Việc xây dựng nền văn hoá XHCN bao gồm những nội dung chính sau:
- Một là cần phải nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới.
Theo LêNin “CNXH sinh động , sáng tạo là sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân”.Quần chúng nhân dân càng được chuẩn bị tốt về tinh thần , trí lực, tư tưởng …càng có ảnh hưởng tích cực đến tiến trình xây dựng CNXH.Do đó, nâng cao trình độ dan trí, hình thành đội ngũ trí thức mới trở thành nội dung cơ bản của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.Trí tuệ khoa học và cách mạng là yếu tố quan trọng đối với công cuộc xây dựng CNXH.Do đó, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lao động có chất lượng và bồi dưỡng nhân tài, hình thành và phát triển đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa vừa là nhu cầu cấp bách, vừa là nhu cầu lâu dài của sự ngiệp xây dựng CNXH và chủ nghĩa cộng sản.
- Hai là, xây dựng con người mới phát triển toàn diện.
Con người là sản phẩm của lịch sử, nhưng chính hoạt động của con người đã sáng tạo ra lịch sử.Thực tiễn lịch sử đã cho thấy, trong mọi thời đại sự hình thành và phát triển co người luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của xã hội.Mỗi xã hội có những nấc thang phát triển khác nhau của sự tiến bộ đều cần đến những mẫu người nhất định, có năng lực đáp ứng nhu cầu của sự phát triển.Chính vì vậy, mỗi giai cấp cầm quyền của mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau khi đã ý thức được về xã hội mà mình tạo dựng, thì trước tiên giai cấp đó phải quan tâm đến việc xây dựng con người.
- Khi giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền, thì việc xây dựng con người mới đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp xây dựng XHCN trở thành một yêu cầu tất yếu.Do đó xây dựng con người mới phát triển toàn diện của xã hội mới là một trong những nội dung cơ bản của văn hoá vô sản, của nền văn hoá XHCN.
- Con người mới XHCN được xây dựng là con người phát triển toàn diện. Đó là người có tinh thần và năng lực lao động thành công CNXH, là con người lao động mới, là con người có tinh thần yêu nước chân chính và tinh thần quốc tế trong sáng, là con người có lối sống tình nghĩa, có tíh cộng đồng cao.
- Ba là xây dựng lối sống mới XHCN :Lối sống là dấu hiệu biểu thị sự khác biệt giữa những cộng đồng người khác nhau, là tổng thể các hình thái hoạt động của con người, phản ánh điều kiện vật chất, tinh thần và xã hội con người , là sản phẩm tất yếu của một hình thái kinh tế xã hội và có tác động đến hình thái kinh tế xã hội đó.Lối sống mới XHCN là một đặc trưng có tính nguyên tắc của XHCN và việc xây dựng lối sống mới tất yểu trở thành một nội dung của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.
- Lối sống mới XHCN đựoc xây dựng, hình thành trên những điều kiện cơ bản của nó.Đó là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, trong đó sở hữu toàn dân giữ vai trò chủ đạo , nguyên tắc phân phối theo lao động, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, hệ tư tưởng khoa học cách mạng của giai cấp công nhân giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, xoá bỏ tình trạng băt bình đẳng dân tộc, giới tính thể hiện công bằng mở rộng dân chủ.
- Bốn là: Xây dựng gia đình văn hoá xã hội chủ nghĩa.
Gia đình là một hình thức cộng đồng đặc biệt, ở đó con người chung sống với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.Gia đình là một giá trị văn hoá của xã hội .Văn hoá gia đình luôn gắn bó, tương tác với cộng đồng dân tộc, giai cấp và tầng lớp xã hội trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định của mỗi quốc gia dân tộc nhất định.
b) Phương thức xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.
- Thứ nhất:Giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tởng giai cấp công nhân trong đời sống tinh thần của xã hội.
- Thứ hai: Không ngừng tăng cường sự lãnh dạo của đảng cộng sản và vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn hoá.
- Thứ ba: Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa phải theo phương thức kết hợp giữa việc kế thừa những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hoá nhân loại.
- Thứ tư: Tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động và snág tạo văn hoá.

Câu 17: Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ CNXH? Tại sao phải xây dựng nền dân chủ XHCN?

Trong quá trình hình thành và phát triển, dân chủ xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Một là, với tư cách là chế độ nhà nước được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo đảm mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân.Nhà nước xã hội chủ nghĩa là thiết chế chủ yếu thực thi dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua chính đảng của nó.Nhà nước bảo đảm thoả mãn ngày càng cao các nhu cầu và lợi ích của nhân dân, trong đó có lợi ích của giai cấp công nhân.Đây chính là đặc trưng bản chất chính trị của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Điều đó nó cho thấy, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
- Hai là: nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội.Chế độ sở hữu đó phù hợp với quá trình xã hội hoá ngày càng cao của sx nhằm thoả mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và tinh thần của tất cả quần chúng nhân dân lao động.Đây là đặc trưng kinh tế cuả nền DCXHCN.Đặc trưng này được hình thành và bộc lộ ngày càng đầy đủ cùng với quá trình hình thành và hoàn thiện của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.Đó là quá trình cải tạo và xây dựng lâu dài kể từ khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH cho đến khi CNXH thực sự trưởng thành.
- Ba là: Trên là cơ sở của sự kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn thể xã hội, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sức động viên , thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xh mới.Trong nền dân chủ XHCN, tất cả các tổ chức chính trị xã hội , các đoàn thể và mọi công dân đều được tham gia vào mọi công việc của nhà nước.Mọi công dân đều được bầu cử ,ứng cử và đề cử vào các cơ quan nhà nước các cấp.
- Bốn là nền dân chủ XHCN cần có và phải có những điều kiện tồn tại với tư cách là một nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử nhưng vẫn là nền dân chủ mang tính giai cấp.Thực hiện dân chủ rộng rãi với đông đảo quần chúng nhân dân, đồng thời hạn chế dân chủ và thực hiện trấn áp với thiểu số giai cấp áp bức, bóc lột và phản động.Trong nền dân chủ đó, chuyên chính và dân chủ là hai mặt, hai yếu tố quy định lẫn nhau, tác động, bổ sung cho nhau.Đây chính là chuyên chính kiểu mới và dân chủ theo lối mới trong lịch sử.

Câu 16: Tính tất yếu, đặc điểm, thực chất và nội dung của thời kỳ quá độ từ CNTB lên chủ nghĩa xã hội ?Liên hệ với thời kỳ quá độ ở Việt Nam.

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ CNXHTB lên CNXH:
Một là : CNTB và CNXH khác nhau về bản chất . CNTB được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu TBCN về tư liệu sản xuất, dựa trên chế độ áp bức bóc lột.CNXH được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sx chủ yếu, tồn tại dưới hai hình thức là nhà nước và tập thể, không còn các giai cấp đối kháng, không còn tình trạng áp bức bóc lột.Muốn có xxh như vậy cần phải có một thời kỳ lịch sử nhất định.
Hai là: CNXH được xây dựng trren nền sx đại công nghiệp có trình độ cao.Quá trình phát triển của CNTB đã tạo ra cơ sở vật chất- mkỹ thuật nhất định cho CNXH, nhưng muốn cho cơ sở vật chất –kỹ thuật đó phục vụ cho CNXH cần có thời gian tổ chức, sắp xếp lại.
Ba là: Các quan hệ của CNXH không tự náy sinh trong lòng CNTB, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo CNXH.Sự phát triển của chủ nghĩa TB, dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiênj, tiền đề cho sự hình thành câc quan hệ xã hội mới CNXH, do vậy cũng cần phải có thời gain nhất định để xây dựng và phát triển những quan hệ đó.
Bốn là: Công cuộc xd CNXH là một công cuộc mới mẻ, khó khăn và phức tạp phải cần có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với những công việc đó.
Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH là sự tồn tại những yếu tố của XH cũ bên cạnh những nhân tố mới của CNXH trong mối quan hệ vừa thống nhất vữa đấu tranh với nhau trên tất các lĩnh vực của đời sống kt-xh
Trên lĩnh vực kinh tế:Thời kỳ quá độ là thời kỳ tất yếu còn tồn tại một nền kt nhiều thành phần trong một hệ thống kinh tê quốc dân thống nhất.
Trên lĩnh vực chính trị : Do kết cấu của thời kỳ quá độ lên CNXH đan dạng phức tap, nên kết cấu gia cấp xã hội trong thời kỳ này cúng đa dạng phác tạp, nên kết cấu giai cáp trong xh trong thời kỳ này cũng đa dạng phức tạp.
Trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá:
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH còn tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hoá khác nhau.Bên cạnh tư tưởng CNXH cò tồn tại tư tưởng tư sản, tiể tư sản, tâm lý tiểu nông,... Trên lĩnh vực văn hoá cũng tồn tại các yếu tố văn hoá cũ và mới, chúng thường xuyên đấu tranh với nhau.
Thực chất của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh gia cấp giữa gia cấp tư sản đã bị đánh bại không còn là giai cấp thống trị và những thế lực chống phá CNXH với gc công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
*) Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH
Trong lĩnh vực kinh tế: Nội dung cơ bản của lĩnh vực kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH là thực hiện việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của, cải tạo quan hệ sx cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mói theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nên kinh tế, dảm bảo phục vụ ngày càng tốt đới sống nhân dân lao động.
Trong lĩnh vực chính trị: Nội dung cơ bản của trong lĩnh vực chính trị của thời kỳ quá độ lên CNXH là tiến hành cuộc đấu tranh chống lại những thế lực thù địch, chóng phá sự nghiệp xây dựng CNXH , tiến hành xây dựng củng cố nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, đảm bảo quyền làm chủ trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của nhân dân lao động, xây dựng các tổ chức chính trị xã hội thực sự là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, xây dựng đẳng cộng sản ngày càng trong sạch vững mạnh ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử.
Trong lĩnh vực tư tưởng văn hoá: Nội dung cơ bản của lĩnh vực tư tưởng văn hoá của thời kỳ quá độ lên CNXH là thực hiện tuyên truyền, phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của gc công nhân trong toàn xã hội, khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng CNXH, xây dựng nền văn hoá mới CNXH, tiếp thu giá trị tinh hoa của các nền văn hoá trên thế giới.
Trong lĩnh vực xã hội: Nội dung cơ bản trong lĩnh vực xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là phải thực hiện việc khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại, từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người theo mục tiêu ý tưởng là tự do của người này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác.
Tóm lại, thời kỳ quá độ lên CNXH là một thời kỳ lịch sử tất yếu trên con đường phát triển của hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa.Đó là thời kỳ lịch sử có đặc điểm riêng với những nội dung kt,ct,vh & xh đặc thù , mà giai đoạn CNXH trên con đưòng phát triển của hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ có thể có được trên cơ sở hoàn thành các nội dung đó.

Câu15 :Cách mạng XHCN là gì ?Mục tiêu đông lực và nội dung của cách mạng XHCN.

a) Khái niệm CMXHCN
Cách mạng XHCN là cuộc CM nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động xây dựng một xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
Theo nghĩa hẹp,CMXHCN là một cuộc CM chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập được nhà nước chuyên chính vô sản - nhà nước , nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
Theo nghĩa rộng CMXHCN bao gồm cả hai thời kỳ:cách mạng về chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản và tiếp theo là thời kỳ giai cấp ciông nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng…, Xây dựng xã hội mới về moi mặt nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
a) Mục tiêu: của CMXHCN là giải phóng giai cấp , giải phóng xã hội, giải phóng con người
b) Động lực của CMXHCN: Là đoàn kết toàn dân dựa trên nền tảng liên minh công nhân , nông dân trí thức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đảng cộng sản vì vậy:
+ Giai cấp công nhân trở thành động lực chủ yếu và là lực lượng lãnh đạo cách mạng
+ Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân trở thành động lực to lớn.
+ Tầng lớp trí thức là bộ phận không thể thiếu trong CMXHCN là bộ phận có nhiều khả năng để tiếp cận với với những thành tựu của KH công nghệ của thời đại.
+ Các lực lượng tiến bộ khác trong xã hội cũng góp phần rất lớn cho CMXHCN
c) Nội dung của CMXHCN
CMXHCN được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH
+ Trên lĩnh vực chính trị: Đập tan nhà nước của giai cấo thống trị bóc lột giành chình quyền vào tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN
+ Trên lĩnh vực kinh tế: Xóa bỏ được chế độ sở hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất xác lập được chế độ sở hữu XHCN phải cải tạo quan hệ sản xuất cũ xây dựng quan hệ sản xuất mới XHCN để phát triển lực lượng sản xuất nâng cao năng xuất lao động.
+ Trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá mới con người mới XHCN.

Câu 14:Hãy phân tích vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội.

CNTB phát triển qua hai giai đoạn:CNTB cạnh tranh tự do và CNTB độc quyền mà nấc thang tột cùng của nó là CNTB độc quyền nhà nước.Trong suốt quá trình phát triển nếu chưa xét đến hâu quả nghiêm trọng đã gây ra đối với loài người thì CNTB cũng có những đóng góp tích cực đối với phát triển sản xuất đó là:
- Sự ra đời của CNTB đã giải phóng loài người ra khỏi”Đên trường trung cổ” của xã hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp chuyển sang phát triển kinh tế hàng hoá TBCN, chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại.
- Phát triển lực lượng sản xuất: Quá trình phát triển đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao, từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí và ngày nay các nước TBCN cũng đang là những quốc gia đi đầu trong việc chuyển nền kinh tế sản xuất của nhân loại từ giai đoạn cơ khí hoá sang giai đoạn tự động hoá, tin học hoá và công nghệ hiện đại.
- Thực hiện xã hội hoá sản xuất:CNTB đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển mạng và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử cùng với nó là quá trình xã hôi hoá sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu.
- CNTB thông qua cuộc CM công nghiệp đã lần đầu tiên biết tổ chức lao động theo kiểu công xưởng, do đó đã xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động.
- CNTB lần đầu tiên trong lịch sử đã thiết lập lên nền dân chủ tư sản, nền dân chủ này tuy chưa phải là hoàn hảo song so với thể chế chính trị trong các xã hội phong kiến, nô lệ vẫn tiến bộ hơn rất nhièu bởi vì nó được xây dựng trên cơ sở thừa nhận quyền tự do thân thể của cá nhân.
 Tóm lại CNTB ngày nay với những thành tựu và đóng góp của nó đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội là sự chuẩn bị tốt những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của CNXH trên phạm vi toàn thế giới.

Câu 13: Địa tô tư bản chủ nghĩa là gì?Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa.

Địa tô TBCN là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi một phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ.
*) Các hình thức địa tô TBCN
1. Địa tô chênh lệch: Là phần địa tô thu được ở trên những ruộng đất có lợi thế về điều kiện sản xuất.Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung và giá cả sản xuất cá biệt.
-Thực chất của địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch.
- có hai loại địa tô chênh lệch là địa tô chênh lệch 1 và địa tô chênh lệch 2
+ Địa tô chênh lệch 1; Là địa tô chênh lệch thu được trên những ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên thuộc loại trung bình và tốt, có vị trí gần thị trường hoặc gần đường giao thông.
+ Địa tô chênh lệch 2: là địa tô chênh lệch thu được do thâm canh mà có
2. Địa tô tuyệt đối
Địa tô tuyệt đối là loại địa tô mà tất cả các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp đều phải nộp cho địa chủ, cho dù ruộng đất là tốt hay xấu.Đây là loại địa tô thu trên mọi thứ đất.
Vậy địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được hình thành do cấu tại hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp, nó là số chênh lệch giữa giá trị nông sản phẩm và giá cả sản xuất chung.

Câu 12: Bản chất của tư bản là gì?Phân biệt tư bản bất biến và tư bản khả biến, tư bản cố định và tư bản lưu động?

a) Bản chất của tư bản
Qua nghiên cứu quá trình sx giá trị thặng dư, có thể định nghĩa chính xác tư bản là giá trị thặng dư, có thể định nghĩa chính xác tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê.Như vậy bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra.
b) Phân biệt tư bản bất biến và tư bản khả biến
Tư bản bất biến: Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và chuyển vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng giá trị của nó kí hiệu là C.
Tư bản khả biến: Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng, kí hiệu là V.
 Như vậy tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó vì nó chính là bộ phận tư bản lớn lên.
*)Phân biệt Tư bản cố định và tư bản lưu động.
- Tư bản cố định là bộ phận sản xuất tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị nhà xưởng…tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong thời gian sản xuất.
- Tư bản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất và nó bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất.
- Tư bản lưu động: là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu , nguyên vật liệu, sức lao động giá trị của nó được hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi một quá trình sản xuất, khi hàng hoá được bán xong .
- Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định.

Câu 11: Phân tích sự chuyển hoá của tiền tệ thành tư bản? Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản? tại sao nói sản xuất giá trị thặng dư là quy luật

Tư bản là sự chuyển hoá của tiền tệ khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.
Sự vận động của đồng tiền là yư bản theo công thức T-H-T được kí hiệu t là giá trị thặng dư KH: m với T’= t+t tức là sự chuyển hoá của tiền thành hàng hoá, rồi hàng hoá lại chuyển hoá ngược lại thành tiền, tiền vừa là điểm khởi đầu, vừa là điểm kết thúc của quá trình, còn hàng hóa đóng vai trò trung gian, tiền được chỉ ra chỉ là ứng ra và thu về và lượng thu về phải lớn hơn lượng tiền ứng ra ban đầu, là giá trị thặng dư số tiền ứng ra ban đầu đã chuyển hoá thành tư bản.Vậy mục đích của lưu thông tư bản là giá trị và là giá trị thặng dư(m)
*) Mâu thuẫn công thức chung của tư bản
- Trong công thức T-H-T, với T’= t+t (t là giá trị thặng dư) chúng ta nhắm tưởng rằng quá trình lưu thông tạo ra giá trị thặng dư .Thực ra trong lưu thông dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì cũng không tạo ra giá trị mới do đó không tạo ra giá trị thặng dư.
-Ở ngoài lưu thồng, xét ở hai th
+ Người trao đổi đứng một mình với hàng hoá của mình thì giá trị hàng hoá không hề tăng thêm.
+ Người sản xuất sáng tạo thêm giá trị mới cho hàng hoá thì phải bằng lao động của bản thân, giá trị hàng hoá không tăng thêm, giá trị thặng dư được tạo ra từ sản xuất của công nhân và muốn trở thành hiện thực thì giá trị thặng dư phải được lưu thông.
 Vậy tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông.Nó xuất hiện trong lưu thông hoặc nhất thời không phải trong lưu thông .Đó chính là mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.
*) Nói sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB là do:
- Giá trị thặng dư- phần giá trị mới rôi ra ngoài giá trị sức lao động của công nhân làm thuê tạo ra bị nhà tư bản chiếm không phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất đầu tiên của CNTB quan hệ tư bản bóc lột làm thuê.Đây là nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản.
-Mục đích của sx TBCN là sx ra giá trị thặng dư tối đa.Đây là động cơ của mỗi nhà tư bản và toàn xã hội tư bản.
- Phương tiện để các nhà TB sử dụng để đạt được giá trị thặng dư tối đa là tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.
 Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của CNTB, quy luật này ra đời và tồn tại song song với CNTB và là động lực phát triển của CMTB.

Câu 10: Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản?Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá?

Tuần hoàn tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba gia đoạn, lần lượt mang 3 hình thái khác nhau, thực hiện 3 chức năng khác nhau để rồi quay trở lại hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư.
- Giai đoạn 1:Giai đoạn lưu thông tiền:là g/đ chuyển từ tư bản tiền tệ đến tư bản hàng hoá, g/đ này để mua các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất
- Giai đoạn 2: Giai đoạn sản xuất ở giai đoạn này có chức năng thực hiện sự kết hợptư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra hàng hoá, tức là chuyển tư bản hàng hoá thành tư bản sản xuất.
- Giai đoạn 3:Giai đoạn lưu thông sản phẩm: tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hoá , hàng hoá sản xuất ra được mang bán trên thị trường và thu về một khối lượng tiền lớn hơn ban đầu.
*) Điều kiện để tuần hoàn tư bản diễn ra bình thường : 2 điều kiện
+ Các giai đoạn của chúng được diễn ra liên tục
+ Các hình thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hoá một cách đều đặn
*) Chu chuyển tư bản: Là sự vận động liên tục, lặp đi lặp lại của các vòng tuần hoàn tư bản trong đó có sự đổi mới không ngừng.
- Thời gian chu chuyển tư bản bao gồm 2 phần
+ Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông(tg mua hàng hoá đầu vào và bán sản phẩm đầu ra)
+ Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất
- Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng( lần) chu chuyển của tư bản trong một năm
n= CH/ch
trong đó: n : là số vòng (lần) chu chuyển tư bản
CH: là thời gian trong một năm
Ch: là thời gian cho một vòng chu chuyển tư bản.
Như vậy muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm bớt thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của nó

Câu 9: Lịch sử phát triển của hình thái giá trị và bản chất của tiền tệ, chức năng của tiền tệ

Sự phát triển các hình thái giá trị
Sự phát triển các hình thái giá trị trong nền kinh tế hàng hoá được biểu hiện thông qua 4 hình thái cụ thể:
1. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên:
Đây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hoá, khi trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác
VD: 1m vải= 10kg thóc
- Tuy là hình thái đơn giản nhưng bản thân nó lại không đơn giả, lại bao gồm hai hình thái:hình thái tương đối và hình thái ngang giá. Hai hình thái này là hai mặt liên quan với nhau, không thể tách rời nhau đồng thời là hai cực đối lập của một phương trình giá trị.Trong hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên thì tỉ lệ trao đổi chưa cố định
- Hình thái giản đơn , giá trị của một hàng hóa chỉ được phát hiện ở một hàng hoá nhất định khácvới nó, chứ không biểu hiện ở mọ hàng hoá khác
2. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
- Khi lực lượng sản xuất phát triển hơn , sau phân công lao động xã hội lần thứ nhất , chăn nuôi tách khỏi trồng trọt trao đổi trở lên thường xuyên hơn, một hàng hoá này có thể quan hệ với nhiều hàng hoá khác.
VD: 1m vải =10kg thóc hoặ 2 con gà, hoặc 0,1 chỉ vàng
Đây là sự mở rộng hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.Tuy nhiên đây vẫn là trao đổi trực tiếp tỉ lệ trao đổi chưa cố định.
3. Hình thái chung cảu giá trị
Với sự phát triển cao hơn nữa lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, hàng hoá được đưa ra trao đổi thường xuyên đa dạng và nhiều hơn.Nhu cầu trao đổi do đó trở nên phức tạp hơn, vì thees việc trao đổi trực tiếp không còn thích hợp và gây trở ngại cho trao đổ.Trong tình hình đó người ta phải đi con đường vòng, mang hàng hoá của mình đổi lấy thứ hàng hoá được nhiều người ưu chuộn, rồi đem hàng hoá đổi lấy thứ hàng hoá mà mình cần khi vật trung gian trong đó trao đổi được cố định lại thì ở thứ hàng hoá được nhiều người ưu chuộng thì hình thái chung của giá trị xuất hiện.
VD: 10 kg thóc hoặc 1 con gà, hoặc 0,1 chỉ vàng = 1 m vải
4. Hình thái tiền tệ
Khi lực lượng và phân công lao đông xã hội phát triển hơn nữa, snả xuất hàng hoá và thị trường ngày càng mở rộng thì tình trạng có nhiểu vật ngang giá chung làm cho:trao đổi giữa các địa phương vấp phải khó khăn.do đó dẫn đến đòi hỏi khách quan phải hình thành vật ngang giá chung thống nhất.Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở một vật độc tôn và phổ biến thì xuất hiện hình thái tiền tệ của giá trị
VD: 10 kg thóc hoặc 1m vải hoặc 2 con gà= 1 chỉ vàng
Tiền tệ xuất hiện là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hoá, khi tiền tệ ra đời thì thế giới hàng hoá được phân thành hai cực :một bên là các hàng hoá thông thường, một bên là hàng hoá đóng vai trò tiền tệ.Đến đây giá trị các hàng hoá đã có một phương tiện biểu hiện thống nhất , tỷ lệ trao đổ được cố định lại
*) Bản chất của tiền tệ
Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hoá, là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và trao đôỉ hàng hóa vậy tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung thống nhất cho cá hàng hoá khác, nó thể hiện lao động xã hội biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá.
*) Chức năng của tiền tệ : 5 chức năng
1 Thước đó giá trị:
Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá.Muốn đo lường giá trị của hàng hoá , bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị.Vì vậy tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng.giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Hay giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền cảu giá trị hàng hoá.
2. Phương tiện lưu thông
Với chức năng làm phương tiện lưu thông tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá.Để làm chức năng lưu thông hàng hoá đòi hỏi phải có tiền mặt.Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá.
3. Phương tiện cất trữ.
Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: Tiền là đại biểu cho của cải xh dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của của cải.Để làm chức năng phương tiện cất trữ tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền, vàng, bạc.
4. Phương tiện thanh toán
Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuể, trả tiền mua chịu hàng.
5. tiền tệ thế giới
Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc giathì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này tiền phải có đủ giá trị phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng.
 5 Chức năng của tiền tệ trong nền kinh tế hàng hoá quan hệ mật thiết với nhau.Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Câu 8: Hàng hoá là gì?Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá?

a) Hàng hoá: là sản phẩm cảu lao động, nó có thể thoả mãn những nhu cầu nhất đinh nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.
b) Hai thuộc tính của hàng hoá
Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau, sản xuất hàng hoá có bản chất khác nhau ,nhưng một vật phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thái là hàng hoá thí đều có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị.
*) Giá trị sử dụng:
- Hàng hoá trước hết “là một vật nhờ có những thuộc tính của nó mà thoả mãn được một loại nhu cầu nào đó của con người”, không kể nhu cầu đó được thoả mãn trực tiếp, nếu vật ấy là một tư liệu sinh hoạt, hay gián tiếp, nếu vật ấy là một tư liệu sản xuất.
- Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của KH-KT
- Giá trị sử dụng hay công cụ của hàng hoá là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định .Với ý nghĩa nh vậy thì giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
- Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội dung vật chất của của cải không kể hình thức xã hội của của cai đó như thế nào.
Một vật khi đã là hàng hoá thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng.Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng là hàng hoá .Chẳng hạn, không khí rất cần cho cuộc sống con người, nhưng không phải là hàng hoá.Nước suối, quả dại cũng có giá trị sử dụng , nhưng cũng không phải là hàng hoá.Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hoá thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi.Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi.
*)Giá trị hàng hoá
Muốn hiểu được giá trị hàng hoá thì phải di từ giá trị trao đổi.Mác viết:”Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một mối quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác”
Ví dụ: 1 mét vải =10kg thóc
Sở dĩ hai hàng hoá khác nhau là vải và thóc có thể trao đổi được với nhau, bởi vì giữa những hàng hoá khác nhau đó có một cái gì đó chung, cái chung đó không phải là vải, là thóc…nhưng lại là cái mà cả vải, thóc đều có thể quy về được. Mac viết :”Nét đặc trưng của quan hệ trao đổi hàng hoá chính lại là việc phải tạm gạt giá trị sử dụng của hàng hoá ra một bên”
Nếu không phải là giá trị sử dụng thì nó chỉ còn lại là tính chất chung của các thứ khác lao động khác nhau đó là sự hao phí lao động của con người.
Vậy giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của con người sản xuất kết tinh trong hàng hoá, còn giá trị trao đổi chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị hàng hoá.
Đến đây ta nhận thức được, thuộc tính tự nhiên của hàng hoá là giá trị sử dụng, thuộc tính xã hôị của hàng hoá là hao phí lao động kết tinh trong nó và là giá trị.Bất kỳ một vật nào muốn trở thành hàng hoá đều phải có đủ hai thuộc tính :giá trị sử dụng và giá trị, nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó, sản phẩm không thể là hàng hoá.
c) Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá.
Giữa hai thuộc tính của hàng hoá luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau.Trong đó, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi ,còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị bên ngoài.Khi trao đổi sản phẩm cho nhau, những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hoá với nhau.
Thực chất của quan hệ trao đổi là người trao đổi lượng lao động hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hoá.Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá.Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hoá.Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hoá.
Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập.
Sự đố lập mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị thể hiện ở chỗ:Người làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị hàng hoá do mình làm ra, nếu học có chú ý đến giá trị sử dụng cũng chính là để có được giá trị.Ngược lại, người mua hàng hoá lại chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hoá, nhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng đó người mua phải trả giá trị của nó cho người bán.Nghĩa là quá trình thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hịên giá trị sử dụng: giá trị được thực hiện trước, sau đó giá trị sử dụng mới được thực hiện.

Câu 8: Hàng hoá là gì?Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá?

a) Hàng hoá: là sản phẩm cảu lao động, nó có thể thoả mãn những nhu cầu nhất đinh nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.
b) Hai thuộc tính của hàng hoá
Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau, sản xuất hàng hoá có bản chất khác nhau ,nhưng một vật phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thái là hàng hoá thí đều có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị.
*) Giá trị sử dụng:
- Hàng hoá trước hết “là một vật nhờ có những thuộc tính của nó mà thoả mãn được một loại nhu cầu nào đó của con người”, không kể nhu cầu đó được thoả mãn trực tiếp, nếu vật ấy là một tư liệu sinh hoạt, hay gián tiếp, nếu vật ấy là một tư liệu sản xuất.
- Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của KH-KT
- Giá trị sử dụng hay công cụ của hàng hoá là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định .Với ý nghĩa nh vậy thì giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
- Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội dung vật chất của của cải không kể hình thức xã hội của của cai đó như thế nào.
Một vật khi đã là hàng hoá thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng.Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng là hàng hoá .Chẳng hạn, không khí rất cần cho cuộc sống con người, nhưng không phải là hàng hoá.Nước suối, quả dại cũng có giá trị sử dụng , nhưng cũng không phải là hàng hoá.Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hoá thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi.Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi.
*)Giá trị hàng hoá
Muốn hiểu được giá trị hàng hoá thì phải di từ giá trị trao đổi.Mác viết:”Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một mối quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác”
Ví dụ: 1 mét vải =10kg thóc
Sở dĩ hai hàng hoá khác nhau là vải và thóc có thể trao đổi được với nhau, bởi vì giữa những hàng hoá khác nhau đó có một cái gì đó chung, cái chung đó không phải là vải, là thóc…nhưng lại là cái mà cả vải, thóc đều có thể quy về được. Mac viết :”Nét đặc trưng của quan hệ trao đổi hàng hoá chính lại là việc phải tạm gạt giá trị sử dụng của hàng hoá ra một bên”
Nếu không phải là giá trị sử dụng thì nó chỉ còn lại là tính chất chung của các thứ khác lao động khác nhau đó là sự hao phí lao động của con người.
Vậy giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của con người sản xuất kết tinh trong hàng hoá, còn giá trị trao đổi chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị hàng hoá.
Đến đây ta nhận thức được, thuộc tính tự nhiên của hàng hoá là giá trị sử dụng, thuộc tính xã hôị của hàng hoá là hao phí lao động kết tinh trong nó và là giá trị.Bất kỳ một vật nào muốn trở thành hàng hoá đều phải có đủ hai thuộc tính :giá trị sử dụng và giá trị, nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó, sản phẩm không thể là hàng hoá.
c) Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá.
Giữa hai thuộc tính của hàng hoá luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau.Trong đó, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi ,còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị bên ngoài.Khi trao đổi sản phẩm cho nhau, những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hoá với nhau.
Thực chất của quan hệ trao đổi là người trao đổi lượng lao động hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hoá.Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá.Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hoá.Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hoá.
Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập.
Sự đố lập mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị thể hiện ở chỗ:Người làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị hàng hoá do mình làm ra, nếu học có chú ý đến giá trị sử dụng cũng chính là để có được giá trị.Ngược lại, người mua hàng hoá lại chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hoá, nhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng đó người mua phải trả giá trị của nó cho người bán.Nghĩa là quá trình thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hịên giá trị sử dụng: giá trị được thực hiện trước, sau đó giá trị sử dụng mới được thực hiện.

Câu 7:Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất?Ý nghĩa của phương pháp luận

Vị trí: Là quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển của xã hội
a) Khái niệm lực lượng sx, quan hệ sx
*) LLSX: Là mqh giữa con người với tự nhiên trong quá trình sx
- LLSX thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sx ra của cải vật chất
- Kết cấu:bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất trong TLSX gồm TLLĐ, đối tượng lao động(trong TLLĐ có công cụ LĐ, tư liệu LĐ khác)
- Các yếu tố của LLSX thì con người có yếu tố hàng đầu là nhân tố quyết định nhất.Chính người lđ là chủ thể của quá trình lđsx với sức mạnh và kỹ năng lđ của mình,sdtlld, trước hết là cclđ tác động vào đối tượng lđ đê sx ra của cải vât chất
- Trong TLSX thì cclđ giúp nối dài năng lực của con người nó nhân sức mạnh của con người lên gấp bội trong quát trình lđsx nó là nhân tố thường xuyên biến đổi thể hiện năng lực vật chất của con người là tiêu chuẩn để phân biệt thời đại kinh tế trong lịch swr quyết định năng xuất lđ của con người.
*) QHSX: là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất(sx và tái sinh sxxh)
- Kết cấu: bao gồm:
+ Quan hệ sở hữu đối với TLSX
+ Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất
+ Quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất
- Trong đó quan hệ sở hữu về TLSX là quan hệ cơ bản đặc trưng cho QHSX trong từng XH, quyết định quan hệ về tổ chức quản lý sx, quan hệ phân phối sản phẩm cũng như các quan hệ XH khác.
b) Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
LLSX quyết định sự biến đổi của quan hệ sản xuất
+ LLSX và QHSX là hai mặt cơ bản của quá trình sx trong đó LLSX là nd vật chất quan hệ sx là hình thức xh của quá trình sx.
+ Trong quá trình sx con người luon có xu hướng giảm nhẹ sức lđ lên luôn cải tiến công cụ tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng sx ngày càng tinh xảo hơn vì vậy lực lượng sx là yếu tố năng động.
+ QHSX bao gồm QH sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối được pháp luật bảo vệ nên ổn điịnh và chậm biến đổi.
+Hai mặt này tạo thành 1 mâu thuẫn biện chứng tác động qua lại với nhau.
*) QHSX đến lúc nào đó sẽ lạc hậu hươn so với trình độ phát triển của LLSX không còn phù hợp và kìm hãm sự phát triển của LLSX
*) Do đó để sx phát triển tất yếu phải xoá bỏ QHSX cũ lỗi thời, thiết lập quan hệ sản xuất mới.Khi đó phương thức sản xuất mới ra đời mở đưòng cho LLSX mới phát triển.
*) Trong xh có giai cấp việc thay thế quan hệ sx cũ bằng quan qhsx mới phải thông qua đấu tranh giai cấp CMXH.
*) Quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối và tác động trở lại LLSX
- Tính độc lập tương đối của QHSX thể hiện:
+ Nó biến đổi chậm hơn LLSX
+ Các mặt của QHSX tác động lẫn nhau dẫn đến sự biến đổi của các mặt đó không hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ LLSX
- Sự tác động trở lại của QHSX đến LLSX thể hiện:
+ QHSX có thể kích thích LLSX phát triển nếu nó phù hợp vì QHSX liên quan đến mục đích sx lợi ích của người lđ
+QHSX có thể kìm hãm LLSX phát triển nếu nó không phù hợp vì quan hệ sản xuất quyết định thái độ của người lđ,năng lực của con người.
c) Ý nghĩa của phương pháp luận.
- Muốn sx phát triển thì QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.Do vậy phải xuất phát từ trình độ phát triển thực tế của LLSX để xđ QHSX cho phù hợp, phải điều chinh QHSX theo sự phát triển của LLSX
- Đối với Việt Nam vận dụng quy luật này thì chúng ta phải thấy LLSX của nước ta còn thủ công, phân tán, phát triển không đồng đều.Để phù hợp với LLSX có nhiều trình độ khác nhau đó, cần phát triển nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.

Câu 6: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mac LêNin về con đường biện chứng của quá trình nhận thức?Ý nghĩa của phương pháp luận?

LêNin đã khái quát con đường biện chứng của sự nhận thức “chân lý”.Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và tư duy trừu tượng trở về thực tiễn đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hình thức khách quan.
a) Giai đoạn nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính
- Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức nó phản ánh trực tiếp đối tượng về những thuộc tính bên trong diễn ra qua các hình thức cơ bản là cảm giác, tri giác và biểu tượng.
*) Cảm giác: Là hình thức đầu tiên đơn giản nhất của nhận thức cảm tính, phản ánh những thuộc tính, những mặt riêng kẻ về bề ngoài của sự vật hiện tượng điều kiện để cảm giác hình thành là phải có sự kích thích của các đặc tính riêng lẻ của sự vật vào các giác quan và phải có sự cảm thụ của các giác quan đối với kích thích.
- Đặc điểm của cảm giác là chỉ phản ánh những mặt, những thuộc tính riêng lẻ về bề ngoài của sự vật
- Vai trò:Là cơ sở để hình thành nên tri giác.
-Tri giác: Là sự phản ánh đối tượng tương đối toàn vẹn, trực tiếp, là sự tổng hợp nhiều thuộc tính khác nhau của sự vật do cảm giác đem lại.
- Đặc điểm: Phản ánh tương đối toàn vẹn về các thuộc bề ngoài của sự vật hiện tượng
Vai trò:Là cơ sở để hình thành lên biểu tượng
- Biểu tượng: Là sự tái hiện hình ảnh về sự vật khách quan vốn đã được phản ánh bởi cảm giác và tri giác là hình thức phản ánh cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính, đồng thời là khâu trung gian giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính vì biểu tượng có khả năng tái hiện gình ảnh bề ngoài của sự vật.
b) Nhận thức lý tính
Là giai đoạn cao của quá trình nhận thức dựa trên những tài liệu do nhận thức cảm tính đưa lại.Nhận thức lý tính phản ánh gián tiếp sự vật nhưng phản ánh được đặc điểm chung, bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng, biểu hiện qua các hình thức cơ bản khái niệm, phán đoán và suy lý.
- K/n : Là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính phản ánh những đặc tính, bản chất của sự vật, được hình thành dựa trên những tài liệu cảm tính trải qua quá trình phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát… được biểu đạt dưới hình thức ngôn ngữ là từ, cụm từ…
+ Là cơ sở hình thành lên phán đoán
- Phán đoán : Là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính được hình thành thông qua việc liên kết các khái niệm với nhau theo phương thức khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng nhận thức, được biểu đạt dưới hình thức ngôn ngữ là một mệnh đề.Có 3 loại phán đoán là phán đoán đơn nhất, phán đoán đặc thù, phán đoán phổ biến.
- Phán đoán là cơ sở để hình thành nên suy lý.
- Suy lý: Là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính được hình thành trên cơ sở liên kết các phán đoán nhằm rút ra tri thức mới về sự vật. Điều kiện để có một suy lý là dựa trên cơ sở những tri thức đã có dưới hình thứclà những phán đoán đồng thời tuân theo những quy tắc logic của các loại hình suy luận: diễn dịch, quy nạp.
- Có vai trò quan trọng trong nhận thức.
c) Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn
- Nhận thức cảm tính: là điều kiện, tiền đề của nhận thức lý tính, nó cung cấp những tri thức tài liệu cho nhận thức lý tính.
- Nhận thức lý tính: Có sự tác động trở lại nhận thức cảm tính giúp nhận thức cảm tính có đựoc sự định hướng đúng và trở lên sâu sắc hơn trong quá trình phản ánh hiện thực.
- Tuy nhiện nhận thức lý tính phản ánh trực tiếp sự vật do vậy nhận thức lý tính dễ xa rời thực tiễn. Do đó nhận thức lý tính sau khi hình thành phải quay trở lại thực tiễn để thực tiễn kiểm nghiệm mới phân biệt được tính đúng đắn hay sai lầm.Mặt khác, mọi nhận thức của con người suy cho cùng đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn.
Tóm lại: Thực tiễn vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc của một vòng khâu nhận thức, những kết thúc vòng khâu này thì lại là điểm bắt đầu của vòng khâu khác cao hơn.Đó là quá trình liên tục, vô tận của nhận thức chân lý khách quan, nhờ đó nhận thức của con người không ngừng phát triển.
*) Ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, con người cần xuất phát từ thực tiễn để đạt được chân lý, đồng thời phải tự giác vận dụng chân lý vào thực tiễn để phát triển thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động cải biến giới tự nhiên và xã hội.

Câu 5: Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập?Ý nghĩa phương pháp luận?

Vị trí:Là hạt nhân của phép biện chứng duy vật vạch ra nguồn gốc động lựu của sự phát triển chính là mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật.
a) Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn:
- K/n mâu thuẫn: Là phạm trù triết học dùng để chỉ mlh thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau
- Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là các mặt đối lập
- Mặt đối lập là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.
*) Tính chất chung của mâu thuẫn
+ Tính khách quan: Sự tồn tại mâu thuẫn là cái vốn có của TG chất không do ý muốn chủ quan của con người quyết định
+ Tính phổ biến: Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại mâu thuẫn không có sự vật hiện tượng nào không có mâu thuẫn.
+ Tính đa dạng: Mỗi sự vật hiện tượng có thể bao hàm nhiếu loại mâu thuẫn trong cùng một lúc chúng giữ vị trí vai trò khác nhau có mâu thuẫn giữ vai trò chủ yếu có mâu thuẫn giữ vai trò thứ yếu.
b) Quá trình vận động của mâu thuẫn
- Mỗi mâu thuẫn các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
- Thống nhất của các mặt đối lập là phạm tù triết học dùng để chỉ sự liên hệ, giàng buộc, không tách rời nhau, quyết định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại của mình.
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập là phạm trù triết học dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại bài trừ phủ định nhau của các mặt đối lập.
- Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thì sự đấu tranh là tuyệt đối sự thống nhất chỉ là tương đối.
- Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là một quá tình trải qua giai đoạn sau:
+ Giai đoạn khác nhau:Mâu thuẫn mới xuất hiện biểu hiện ở sự khác biệt của hai mặt đối lập.
+ Giai đoạn đối lập là giai đoạn mâu thuẫn bộc lộ rõ bản chất của mình mâu thuẫn đã phát triển, hai mặt đối lập đấu tranh gay gắt với nhau.
+ Giai đoạn chuyển hoá đây là giai đoạn phát triển cao của mâu thuẫn hai mặt đối lập thể hiện đầy đủ bản chất của mình, đấu tranh với nhau quyết liệt và nếu có đủ điều kiện sẽ dẫn đến chuyển hoá.
Tóm lại: Mọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng những mặt những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản than mình, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chính là nguòn gốc động lực của sự vận động phát triển dẫn tới sự mất đi của cais cũ và sự ra đời của cái mới.
c)Ý nghĩa của phương pháp luận.
- Tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phát triển đầy đủ các mặt đối lập để nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận động phát triển.
- Phân biệt được các loại mâu thuẫn để có phương pháp giải quyết đúng đắn kịp thời đưa sự vật tiến lên.

Câu 4: Phân tích nội dung quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại? Ý nghĩa phương pháp luận.

Vị trí: Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật nói lên cách thức của sự phát triển là sự thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
a)Khái niệm chất, lượng:
- Khái niệm chất :Là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó phân biệt nó với cái khác .vd: đường, muối
- Khái niệm lượng: Là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quyết định khách quan vố có của sự vật hiện tượng về các ơhng diện:số lưọng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động phát tiển của sự vật.
- Sự phân biệt giữa chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối có cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là chất nhưng trong mqh khác lại là lượng.
b) Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng.
- Ở một giới hạn nhất định sự thay đổi về lượng chưa kàm chất của sự vật thay đổi được gọi là độ.Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng cách giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản vê chất cử sự vật hiện tượng.
- Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất giới hạn đó chính là điểm nút nói cách khác điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật hiện tượng.
- Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây lên được gọi là bước nháy.Nói cách khác bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây lên.
- Chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật.Chất mới ấy có thể làm thay đổi kết cấu quy mô trình độ hịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.
 Tóm lại: Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy .Chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới .Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng biến đổi phát triển.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong nhận thứ và thực tiễn cần phải nhận thức cả mặt lượng và chất của sự vật.
- Muốn làm cho sự vận động phát triển thì phải kiên trì tích luỹ về lượng.Khi đã đủ lượng thì kiên quyết gây ra bước nhảy.
- Chống hai khuynh hướng: Tả khuynh tức là khi chưa đủ gây lên yếu tố về lượng đã tạ ra bước nhảy về chất, hữu khuynh tức là không dám thực hiện bước nhảy mặc dù lượng đã tích luỹ đến điểm nút.
- Cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể.

Câu 3: Nội dung, ý nghĩa của các cặp phạm trù cái chung và cái riêng, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên.

*) Cái riêng và cái chung
a) Phạm trù cái riêng, cái chung
- Phạm trù cái riêng dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định
- Phạm trù cái chung dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ,…tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.
- Cái đơn nhất: đó là những đặc tính, những tính chất…chỉ tồn tại ở một sự vật, một hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác.
b) Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung
- Theo quan điểm duy vật biện chứng :Cái riêng, cái chung và cái đơn chất đều tồn tại khách quan.Trong đó, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cai riêng mà biểu hiện sự tồn tại của nó, cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng, tức mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể.
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, khong coá cái riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung.
- Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung, còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng.Bởi vì, cái riêng là tổng hợp của cái chung và cái đơn chất, còn cái chung biểu hiện tính phổ biến, tính quy luật của nhiều cái riêng.Cái chung và cái đơn chất có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện xác định.
- Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung đã được LêNin khái quát ngắn gọn:” Như vậy, các mặt đối lập(cái riêng đối lập với cái chung) là đồng nhất:cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng.Bất cứ cái riêng( nàocũng) là cái chung.Bất cứ cái chung nào cũng là( một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chất)của cái riêng.Bất cứ cái chung nào cũng chỉ là bao quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ.Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung….Bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng nghìn sự chuyển hoá mà liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác(sự vật, hiện tượng, quá trình)
c) Ý nghĩa phương pháp luận
Cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.Không nhận thức được cái chung thì trong thực tiễn khi giải quyết mỗi cái riêng, mỗi trường hợp cụ thể sẽ nhất định vấp phải những sai lầm, mất phương hướng.Muốn nắm được cái chung thì cần phải xuất phát từ cái riêng bởi cái chung không tồn tại trừu tượng ngoài những cái riêng
Mặt khác, cần phải cụ thể hoá cái chung trong mõi mọi hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, khắc phục bệnh giáo điều, siêu hình, máy móc hoặc cục bộ, địa phương trong vận dụng mỗi cái chung để giải quyết mỗi trường hợp cụ thể.
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn , cũng cần phải biết vận dụng các điều kiện thích hợp cho sự chuyển hoá giữa cái đơn chất có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện xác định.
*) Nguyên nhân và kết quả
a) Phạm trù nguyên nhân, kết quả
Phạm trù nguyên nhân dung để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng, với nhau từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định.Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng.
b) Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu: không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại không có kết quả nào không có nguyên nhân.
Nguyên nhân sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân.
Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên.
Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một kết quả có thể diễn ra theo các hướng thuận, nghịch khác nhau và đều có sự ảnh hưởng đến sự hình thành kết quả nhưng vị trí, vai trò của chúng là khác nhau:Có nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài…Ngược lại một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả, trong đó có kết quả chính và kết quả phụ, cơ bản và không cơ bản, trực tiếp và gián tiếp…
Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng.Ăngghen viết: “Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định , nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lại vẫn gắn với nhau và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổ vị trí cho nhau, cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chố khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả và ngược lại “.
d) Ý nghĩa phương pháp luận
Vì mối liên hệ nhân quả là mối quan hệ có tính khách quan, tất yếu nên trong nhận thức và thực tiễn không thể phủ nhận quan hệ nhân- quả.Trong thế giới hiện thực khong thể tồn tại những sự vật, hiện tượng hay quá trình biến đổi không có nguyên nhân và ngược lại không có nguyên nhân nào không dẫn tới những kết quả nhất định.
Vì mối liên hệ nhân quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với những trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn.
Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả và ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách nhìn toàn diện và lịch sử cụ thể trong phân tích, giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân - quả.
*) Tất nhiên và ngẫu nhiên
a) Phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
Phạm trù tất nhiên dùng để chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kịên nhất định, nó phải xảy ra như thế, không thể khác.Phạm trù ngẫu nhiên dùng để chỉ cái do các nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định, do đó nó có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện như thế này hoặc như thế khác.
b) Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trò nhất định đối với sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, trong đó cái tất nhiên đóng vai trò quyết định.
Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất biện chứng với nhau, không có cai tất nhiên thuần tuý và ngẫu nhiên thuần tuý.Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên.Còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, là cái bổ sung cho tất nhiên.
Tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thường xuyên thay đổi, phát triển và trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hoá cho nhau :tất nhiên biến thành ngẫu nhiên và ngẫu nhiên trở thành tất nhiên.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
Về căn bản, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không phải cái ngẫu nhiên.Tuy nhiên không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tất nhiên khỏi ngẫu nhiên.Cẫn xuất phát từ cái ngẫu nhiên để đạt đến cái tất nhiên, và khi dựa vào cái tất nhiên phải chú ý đến cái ngẫu nhiên.
Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá lẫn nhau.Vì vậy, cần tạo ra những điều kiện nhất định để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hoá của chúng theo mục đích nhất định.

Câu 2: Nội dung ý nghĩa nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

a) Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
- Mối liên hệ: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định sự tác động và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt các yếu tố của mỗi sự vật hiện tượng hay giữa các mặt các yếu tố của mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới.
- Mối liên hệ phổ biến: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật hiện tượng của thế giới đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại và những sự vật hiện tượng của thế giới trong đó những những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồ tại ở mọi sự vật hiện tượng của thế giới nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.
b ) Tính chất của các mối liên hệ .
- Tính khách quan của các mối liên hệ :Có nghĩa là các mối liên hệ là cái vốn có của bản thân thế giới bản thân các sự vật tồn tại độc lập không phu thuộc vào ý muốn của con người, con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng những mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là khách quan vì các sự vật hiện tượng là những dạng cụ thể của vật chất mà vật chất tồn tại khách quan
Độc lập ý thức của con người cho nên mối liên hệ giã các sự vật hiện tượng khách quan(VD:mlh giữa con ngưòi và tự nhiên là khách quan)
- Tính phổ biến của các mối liên hệ:Có nghĩa là tất cả các sự vật hiện tượng trong TG đều có liên hệ với nhau và ngay trong mỗi sự vật cũng có mlh giữa các bộ phận cấu thành.mlh giữa các sự vật hiện tượng là phổ biến vì TG là một thể thống nhất trong đó mỗi sự vật hiện tượng là một hệ thống cấu trúc chặt chẽ vì thế mà chúng luôn có mlh hữu cơ với nhau hay nói cách khác mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là phổ biến.
- Tính đa dạng, phong phú của mlh có nghĩa là nó diễn ra đa dạng cả vệ hình thức trình độ, phạm vi tính chất…Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là đa dạng , phong phú bởi vì các sự vật hiện tượng đều có những mlh cụ thể khác nhau mặt khác cùng một mlh nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau ở những giai đoạn phát triển khác nhau thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau.
- Biểu hiện đa dạng phong phú của các mlh của các sự vật hiện tượng:Có mối liên hệ bên trong và bên ngoài sự vật mlh bản chất và hiện tượng mlh chủ yếu và thứ yếu, mlh trực tiếp và gián tiếp.
c)Ý nghĩa phương pháp luận:
- Trong nhận thức và thực tiễn phải có quan điểm toàn diện .Quan điểm toàn diện yêu cầu khi nhận thức sự vật hiện tượng phải xem xét sự vật trong mqh biện chững giữa các mặt các bộ phận cấu thành sự vật và giữa sự vật đó với sự vật khác.Song toàn diện không có nghĩa là dàn đều giữa các mlh mà phải tập chung vào những mối liên hệ chủ yếu và bản chất thì chúng ta mới nhận thức được đầy đủ sâu sắc các mối liên hệ ở các sự vật hiện tượng cần nghiên cứu.
- Trong nhận thức và thực tiễn cấn phải có những quan điểm lịch sự cụ thể, quan điểm lịch sự cụ thể yêu cầu khi nhận thức sự vật hiện tượng phải gắn với điều kiện lịch sử ra đời tồn tại và phát triển của sự vật.

Câu 1: Nội dung định nghĩa vật chất của V.I.LêNin? Ý nghĩa phương pháp luận

*) Định nghĩa vật chất của LêNin:”Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại , chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
- Nội dung định nghĩa phạm trù vật chất của LêNin:
+ Thứ nhất: Phân biệt khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù triết học với khái niệm vật chất được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành tức những dạng cụ thể của vật chất.
+ Thứ hai: Vật chất có thuộc tính chung là tồn tại khách quan(thực tại khách quan)độc lập với ý thức không phụ thuộc vào ý thức của con người.Đây là thuộc tính phân biệt vật chất với ý thức, ý thức chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là não người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc của con người.
+ Thứ ba: Vật chất là cái gây lên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người, ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất , còn vật chất là cái được ý thức phản ánh.
*)Ý nghĩa định nghĩa vật chất của LêNin:
+ Một là: Bằng việc tìm ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của vật chất là thuộc tính tồn tại khách quan, V.I.LêNin đã phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù triết học với khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù của các khoa học chuyên ngành(vật lý học, hoá học, sinh vật học) từ đó khắc phục được hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ, cung cấp căn cứ nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc về vật chất, tạo lập cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểm về duy vật lịch sử, khắc phục được những hạn chế duy tâm trong quan niệm về xã hội.
+ Hai là: Khi khẳng định vật chất là”thực tại khách quan”, “được đem lại cho con người trong cảm giác”” và được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh”, V.I.LêNin không những đã khẳng định tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức theo quan điểm duy vật mà còn khẳng định khả năng con người có thể nhận thức được thực tại khách quan thông qua sự”chép lại, chụp lại, phản ánh”của con người đối với thực tại khách quan.

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Thơ tình IT

Ngồi buồn chẳng biết làm gì nên kiếm mấy bài thơ đọc cho đỡ buồn.
Bài 1:

Trái tim anh, em Select bằng Mouse
Chốn hẹn hò: Forum - Internet
Lời yêu thương truyền bằng phương thức Get
Nhận dáng hình qua địa chỉ IP

Nếu một mai em vĩnh viễn ra đi
Anh sẽ chết giữa muôn ngàn biển Search
Lời tỏ tình không dễ gì Convert
Lưu ngàn đời vào biến Constant

Anh nghèo khó mang dòng máu Sun
Em quyền quý với họ Microsoft
Hai dòng Code không thể nào hoà hợp
Dẫu ngàn lần Debug em ơi

Sao không có một thế giới xa xôi
Linux cũng thế mà Windows cũng thế
Hai chúng ta chẳng thể nào chia rẽ
Run suốt đời trên mọi Platform.

Bài 2: Chuyện tình thời''internet''

Chàng không thể nhìn nàng qua modem,
Chàng không thể hôn nàng qua bàn phím,
Chàng không thể cầm tay nàng âu yếm,
Chàng chỉ nói "yêu em" và cứ thế ENTER.

Và hai người cứ yêu vậy trong mơ
Trong chiếc khung con mỗi lần hội thoại.
Đêm cứ càng khuya, họ càng mê mải
Nói chuyện trăng sao, mật ngọt thiên đường.

Nàng ở bên ni, chín nhớ mười thương.
Chàng ở bên kia ngày trông đêm đợi.
Ngồi trước keyboard gõ hoài không mỏi.
Tình yêu tiếp thêm sức mạnh phi thường.

Nàng hỏi chàng "Anh cứ nói yêu thương..."
"...Thế mà bỗng nhiên anh biến đi đâu mất!"
Chàng vội vã "ơ kìa, anh nói thật..."
"... Anh bị out, vừa lập tức chui vào!"

Họ cứ yêu nhau như mận yêu đào.
Ôm computer mỗi ngày mấy tiếng,
Chat mãi chat hoài mà không hết chuyện.
Tình yêu cứ theo năm tháng vơi đầy.


Và bên ngoài kia trái đất vẫn quay
Qua chiếc modem những mối tình vẫn nở
Cũng lắm gian truân, cũng nhiều trắc trở
Cũng "I LOVE YOU", rồi cũng lại ENTER!

Tình yêu modem cũng đẹp như thơ
Khác chi chuyện Romeo của thời hiện đại.
Cuối tháng cầm tờ hóa đơn điện thoại
Chàng Romeo bỗng cảm thấy... hơi buồn

Thế giới IT mênh mông rộng lớn
Chốn forum internet diệu kỳ
Anh đã lạc và say mê từ đó
Quên ăn, quên uống, quên cả hẹn hò
Keyboard theo anh là người duy nhất
Qanh tạc forum, oanh tạc diễn đàn
Mất cũng nhiều mà được cũng lắm
Em đã nói: "Anh khô khan như ngói"
Em giận anh đã lỡ hẹn rất nhiều
Trong đầu anh chỉ toàn code với key
Những Lập trình, những thiết kế gì đâu
Em không hiểu, sẽ mãi không hiểu
So với anh nó thân thuộc thật nhiều
Cũng như em chiếm 1 nửa trái tim
Một nửa tâm trí và sức lực anh vậy.

Bài 3 nè:

Nếu một ngày Windows em báo lỗi
Anh nguyện làm các Soft test đơn phương
Từng Sector anh đi khắp nẻo đường
Fix hết nhé những Error trêu tức.

AVI kia những đêm dài thao thức
Lỗi mất rồi thiếu Codec em ơi!
Ngó Display lòng thấy quá chơi vơi
Anh DIVX nhìn em cười từ tốn.

Em lướt Web bao Trojan săn đón
Anh xin làm chàng NAV đứng ngóng trông
Cố sức mình Scan hết băng thông
Che chở em trước muôn ngàn Virus.

Bao Spyware ngồi nhìn em hóng hớt
NAV đơn côi thấp thoáng phía kia đường
Khi Hacker giẫm đạp chẳng xót thương
Co mình lại giương Firewall chống đỡ.

Nếu một mai Admin em có lỡ...
Delete rồi File chứa những yêu thương
Đôi mắt biếc Paint đầy nỗi vấn vương
Đừng khóc nữa anh Restore trở lại.

Em giận hờn cưỡi IE chạy mãi
Anh hoảng hồn lấy Firefox đuổi theo
Đằng xa kia Netscape đá lông nheo
Cancel luôn vì em là trên hết.

Em RAM ít nên Run nhiều sẽ mệt
Anh sẽ làm Physics Memory
Search cùng em trên khắp nẻo đường đi
Anh mạnh mẽ nhờ hai RAM cùng Bus.

Accept nhé lời tỏ tình bất chợt
Hai trái tim sẽ Connect dài lâu
Dẫu Phishing có lừa dối đến đâu
Tin anh nhé vì tình anh còn mãi...


Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

Đề cương Visual Basic đã làm xong.

Hi. Mình vừa làm xong đề cương VB rồi đấy. Các bạn vào đây mà download nhé. Chủ yếu là quảng cáo Blog thôi. Hehe. Có gì mà không hiểu thì post bài vào Blog này nhé ( cho nó thêm phong phú ý mà). Mình sẽ trả lời sớm nhất có thể.
http://www.mediafire.com/?9rx5rhqhvr2xm47
Link mới toanh nè:
http://www.mediafire.com/?kzhm1543u38ccg0
Bài ví dụ vb6 kết nối CSDL dùng DAO đây.
http://www.mediafire.com/?335v2832c644950

Tải Xtras Director

Trong quá trình ngâm cứu Director mình đã kiếm được một số trang web học, nghiên cứu, tải xtras sau:
director-online.com
http://www.directorforum.com
tải xtras
Học Director online
Học AS3.0
Xtra kết nối Access nè
Toturial DIR
Ví dụ Flash
Và còn nhiều nữa chưa post hết. Hihi

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2010

Ngày 18/08/2010

Tớ bắt đầu thích viết Blog. Mối tội ngày xưa học văn kém lắm. Toàn 4, thôi nên chẳng biết viết hay. Chỉ biết viết ra những gì tớ nghĩ thôi.

Mở đầu Blog

Chào mừng tất cả các bạn. Từ nay mình sẽ viết Blog. Đây sẽ là nơi chia sẻ kiến thức. Học hỏi lẫn nhau. Và linh tinh nữa