Trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010

Câu 4: Phân tích nội dung quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại? Ý nghĩa phương pháp luận.

Vị trí: Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật nói lên cách thức của sự phát triển là sự thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
a)Khái niệm chất, lượng:
- Khái niệm chất :Là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó phân biệt nó với cái khác .vd: đường, muối
- Khái niệm lượng: Là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quyết định khách quan vố có của sự vật hiện tượng về các ơhng diện:số lưọng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động phát tiển của sự vật.
- Sự phân biệt giữa chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối có cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là chất nhưng trong mqh khác lại là lượng.
b) Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng.
- Ở một giới hạn nhất định sự thay đổi về lượng chưa kàm chất của sự vật thay đổi được gọi là độ.Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng cách giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản vê chất cử sự vật hiện tượng.
- Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất giới hạn đó chính là điểm nút nói cách khác điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật hiện tượng.
- Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây lên được gọi là bước nháy.Nói cách khác bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây lên.
- Chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật.Chất mới ấy có thể làm thay đổi kết cấu quy mô trình độ hịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.
 Tóm lại: Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy .Chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới .Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng biến đổi phát triển.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong nhận thứ và thực tiễn cần phải nhận thức cả mặt lượng và chất của sự vật.
- Muốn làm cho sự vận động phát triển thì phải kiên trì tích luỹ về lượng.Khi đã đủ lượng thì kiên quyết gây ra bước nhảy.
- Chống hai khuynh hướng: Tả khuynh tức là khi chưa đủ gây lên yếu tố về lượng đã tạ ra bước nhảy về chất, hữu khuynh tức là không dám thực hiện bước nhảy mặc dù lượng đã tích luỹ đến điểm nút.
- Cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét