LêNin đã khái quát con đường biện chứng của sự nhận thức “chân lý”.Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và tư duy trừu tượng trở về thực tiễn đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hình thức khách quan.
a) Giai đoạn nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính
- Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức nó phản ánh trực tiếp đối tượng về những thuộc tính bên trong diễn ra qua các hình thức cơ bản là cảm giác, tri giác và biểu tượng.
*) Cảm giác: Là hình thức đầu tiên đơn giản nhất của nhận thức cảm tính, phản ánh những thuộc tính, những mặt riêng kẻ về bề ngoài của sự vật hiện tượng điều kiện để cảm giác hình thành là phải có sự kích thích của các đặc tính riêng lẻ của sự vật vào các giác quan và phải có sự cảm thụ của các giác quan đối với kích thích.
- Đặc điểm của cảm giác là chỉ phản ánh những mặt, những thuộc tính riêng lẻ về bề ngoài của sự vật
- Vai trò:Là cơ sở để hình thành nên tri giác.
-Tri giác: Là sự phản ánh đối tượng tương đối toàn vẹn, trực tiếp, là sự tổng hợp nhiều thuộc tính khác nhau của sự vật do cảm giác đem lại.
- Đặc điểm: Phản ánh tương đối toàn vẹn về các thuộc bề ngoài của sự vật hiện tượng
Vai trò:Là cơ sở để hình thành lên biểu tượng
- Biểu tượng: Là sự tái hiện hình ảnh về sự vật khách quan vốn đã được phản ánh bởi cảm giác và tri giác là hình thức phản ánh cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính, đồng thời là khâu trung gian giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính vì biểu tượng có khả năng tái hiện gình ảnh bề ngoài của sự vật.
b) Nhận thức lý tính
Là giai đoạn cao của quá trình nhận thức dựa trên những tài liệu do nhận thức cảm tính đưa lại.Nhận thức lý tính phản ánh gián tiếp sự vật nhưng phản ánh được đặc điểm chung, bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng, biểu hiện qua các hình thức cơ bản khái niệm, phán đoán và suy lý.
- K/n : Là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính phản ánh những đặc tính, bản chất của sự vật, được hình thành dựa trên những tài liệu cảm tính trải qua quá trình phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát… được biểu đạt dưới hình thức ngôn ngữ là từ, cụm từ…
+ Là cơ sở hình thành lên phán đoán
- Phán đoán : Là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính được hình thành thông qua việc liên kết các khái niệm với nhau theo phương thức khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng nhận thức, được biểu đạt dưới hình thức ngôn ngữ là một mệnh đề.Có 3 loại phán đoán là phán đoán đơn nhất, phán đoán đặc thù, phán đoán phổ biến.
- Phán đoán là cơ sở để hình thành nên suy lý.
- Suy lý: Là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính được hình thành trên cơ sở liên kết các phán đoán nhằm rút ra tri thức mới về sự vật. Điều kiện để có một suy lý là dựa trên cơ sở những tri thức đã có dưới hình thứclà những phán đoán đồng thời tuân theo những quy tắc logic của các loại hình suy luận: diễn dịch, quy nạp.
- Có vai trò quan trọng trong nhận thức.
c) Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn
- Nhận thức cảm tính: là điều kiện, tiền đề của nhận thức lý tính, nó cung cấp những tri thức tài liệu cho nhận thức lý tính.
- Nhận thức lý tính: Có sự tác động trở lại nhận thức cảm tính giúp nhận thức cảm tính có đựoc sự định hướng đúng và trở lên sâu sắc hơn trong quá trình phản ánh hiện thực.
- Tuy nhiện nhận thức lý tính phản ánh trực tiếp sự vật do vậy nhận thức lý tính dễ xa rời thực tiễn. Do đó nhận thức lý tính sau khi hình thành phải quay trở lại thực tiễn để thực tiễn kiểm nghiệm mới phân biệt được tính đúng đắn hay sai lầm.Mặt khác, mọi nhận thức của con người suy cho cùng đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn.
Tóm lại: Thực tiễn vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc của một vòng khâu nhận thức, những kết thúc vòng khâu này thì lại là điểm bắt đầu của vòng khâu khác cao hơn.Đó là quá trình liên tục, vô tận của nhận thức chân lý khách quan, nhờ đó nhận thức của con người không ngừng phát triển.
*) Ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, con người cần xuất phát từ thực tiễn để đạt được chân lý, đồng thời phải tự giác vận dụng chân lý vào thực tiễn để phát triển thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động cải biến giới tự nhiên và xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét