a) Khái niệm CMXHCN
Cách mạng XHCN là cuộc CM nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động xây dựng một xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
Theo nghĩa hẹp,CMXHCN là một cuộc CM chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập được nhà nước chuyên chính vô sản - nhà nước , nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
Theo nghĩa rộng CMXHCN bao gồm cả hai thời kỳ:cách mạng về chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản và tiếp theo là thời kỳ giai cấp ciông nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng…, Xây dựng xã hội mới về moi mặt nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
a) Mục tiêu: của CMXHCN là giải phóng giai cấp , giải phóng xã hội, giải phóng con người
b) Động lực của CMXHCN: Là đoàn kết toàn dân dựa trên nền tảng liên minh công nhân , nông dân trí thức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đảng cộng sản vì vậy:
+ Giai cấp công nhân trở thành động lực chủ yếu và là lực lượng lãnh đạo cách mạng
+ Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân trở thành động lực to lớn.
+ Tầng lớp trí thức là bộ phận không thể thiếu trong CMXHCN là bộ phận có nhiều khả năng để tiếp cận với với những thành tựu của KH công nghệ của thời đại.
+ Các lực lượng tiến bộ khác trong xã hội cũng góp phần rất lớn cho CMXHCN
c) Nội dung của CMXHCN
CMXHCN được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH
+ Trên lĩnh vực chính trị: Đập tan nhà nước của giai cấo thống trị bóc lột giành chình quyền vào tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN
+ Trên lĩnh vực kinh tế: Xóa bỏ được chế độ sở hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất xác lập được chế độ sở hữu XHCN phải cải tạo quan hệ sản xuất cũ xây dựng quan hệ sản xuất mới XHCN để phát triển lực lượng sản xuất nâng cao năng xuất lao động.
+ Trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá mới con người mới XHCN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét