Trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010

Câu 2: Nội dung ý nghĩa nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

a) Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
- Mối liên hệ: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định sự tác động và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt các yếu tố của mỗi sự vật hiện tượng hay giữa các mặt các yếu tố của mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới.
- Mối liên hệ phổ biến: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật hiện tượng của thế giới đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại và những sự vật hiện tượng của thế giới trong đó những những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồ tại ở mọi sự vật hiện tượng của thế giới nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.
b ) Tính chất của các mối liên hệ .
- Tính khách quan của các mối liên hệ :Có nghĩa là các mối liên hệ là cái vốn có của bản thân thế giới bản thân các sự vật tồn tại độc lập không phu thuộc vào ý muốn của con người, con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng những mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là khách quan vì các sự vật hiện tượng là những dạng cụ thể của vật chất mà vật chất tồn tại khách quan
Độc lập ý thức của con người cho nên mối liên hệ giã các sự vật hiện tượng khách quan(VD:mlh giữa con ngưòi và tự nhiên là khách quan)
- Tính phổ biến của các mối liên hệ:Có nghĩa là tất cả các sự vật hiện tượng trong TG đều có liên hệ với nhau và ngay trong mỗi sự vật cũng có mlh giữa các bộ phận cấu thành.mlh giữa các sự vật hiện tượng là phổ biến vì TG là một thể thống nhất trong đó mỗi sự vật hiện tượng là một hệ thống cấu trúc chặt chẽ vì thế mà chúng luôn có mlh hữu cơ với nhau hay nói cách khác mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là phổ biến.
- Tính đa dạng, phong phú của mlh có nghĩa là nó diễn ra đa dạng cả vệ hình thức trình độ, phạm vi tính chất…Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là đa dạng , phong phú bởi vì các sự vật hiện tượng đều có những mlh cụ thể khác nhau mặt khác cùng một mlh nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau ở những giai đoạn phát triển khác nhau thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau.
- Biểu hiện đa dạng phong phú của các mlh của các sự vật hiện tượng:Có mối liên hệ bên trong và bên ngoài sự vật mlh bản chất và hiện tượng mlh chủ yếu và thứ yếu, mlh trực tiếp và gián tiếp.
c)Ý nghĩa phương pháp luận:
- Trong nhận thức và thực tiễn phải có quan điểm toàn diện .Quan điểm toàn diện yêu cầu khi nhận thức sự vật hiện tượng phải xem xét sự vật trong mqh biện chững giữa các mặt các bộ phận cấu thành sự vật và giữa sự vật đó với sự vật khác.Song toàn diện không có nghĩa là dàn đều giữa các mlh mà phải tập chung vào những mối liên hệ chủ yếu và bản chất thì chúng ta mới nhận thức được đầy đủ sâu sắc các mối liên hệ ở các sự vật hiện tượng cần nghiên cứu.
- Trong nhận thức và thực tiễn cấn phải có những quan điểm lịch sự cụ thể, quan điểm lịch sự cụ thể yêu cầu khi nhận thức sự vật hiện tượng phải gắn với điều kiện lịch sử ra đời tồn tại và phát triển của sự vật.

6 nhận xét: